CÁC PHƯƠNG PHÁP KỶ LUẬT TÍCH CỰC ĐỐI VỚI TRẺ DƯỚI 3 TUỔI

Có rất nhiều tài liệu nói về ‘Kỷ luật không nước mắt’ với con trẻ, nhưng đôi khi, làm thế nào để đứa trẻ 3 tuổi của bạn không kéo đuôi mèo, không bốc đá sỏi bỏ vào miệng, không la hét, khóc lóc, vòi vĩnh trong siêu thị hoặc nơi đông người… vẫn là một vấn đề nan giải.

Những cách phạt con như đánh mông, phạt đứng góc, úp mặt vào tường… hầu như không có tác dụng giáo dục với những bé dưới 3 tuổi. Vậy ở lứa tuổi này, cha mẹ có thể làm gì để hình thành ý thức kỷ luật nhưng vẫn không làm tổn thương con?

Các quy tắc kỷ luật cơ bản:

  • Sự nhất quán: Ngay từ khi bắt đầu, hãy dạy con hiểu rằng gia đình là một hệ thống hỗ trợ lẫn nhau, nghĩa là mọi người đều tham gia trong những quy tắc của gia đình.
  • Tôn trọng lẫn nhau: việc tôn trọng trong kỷ luật với con là vấn đề vô cùng khó khăn tuy nhiên hãy thật tỉnh táo để thực hiện điều đó.  Ví dụ: khi con bạn cố gắng nói với bạn điều gì đó, hãy dừng công việc bạn đang làm lại và chú ý lắng nghe, sau này bạn có thể yêu cầu phép lịch sự từ con bạn khi bạn muốn con bạn lắng nghe.
  • Sự kiên định: Một cách tốt nhất để nuôi dạy một đứa trẻ có sức mạnh cảm xúc đó là hãy kiên định và không nao núng về các quy tắc đối với trẻ.

Cuộc sống không phải luôn công bằng. Chúng ta thường quá sợ việc con sẽ thất vọng khi bị kỷ luật. Tuy nhiên, nếu đứa trẻ không bao giờ trải qua nỗi đau của sự thất vọng, phải chia sẻ một món đồ chơi, chờ đến lượt thì chúng không thể phát triển các kỹ năng tâm lý rất quan trọng cho hạnh phúc tương lai của chúng.

Một số phương pháp kỷ luật đối với trẻ dưới 3 tuổi:

  1. Đáp ứng nhu cầu

– Tuổi áp dụng: từ mới sinh đến 12 tháng (hoặc hơn)

– Cách thực hiện: có phải bạn thường xuyên đáp ứng mọi nhu cầu cho đứa con đầu lòng của bạn? Đáp ứng nhu cầu của bé không phải lúc nào cũng dẫn đến hậu quả khiến bé đòi hỏi quá mức hoặc trở nên hư hỏng. Ngược lại, bằng cách cho con nhiều tình yêu và sự chú ý lại giúp bé trở nên một người có khả năng thích nghi và cư xử tốt. Khi bạn đáp ứng những nhu cầu chính đáng của con, con sẽ phát triển niềm tin vào cha mẹ. Sự tin tưởng đó có ý nghĩa về lâu dài, con bạn sẽ cảm thấy an tâm hơn và ít lo lắng hơn khi sau này bạn đặt ra những quy tắc, con sẽ hiểu rằng bạn yêu con ngay cả khi bạn sửa dạy con.

  1. Bỏ đi và thay thế

– Tuổi áp dụng: 6 đến 18 tháng

– Cách thực hiện: Giống như chúng ta, trẻ nhỏ học bằng cách bắt chước những hành động. Đôi khi trẻ vô cùng thích khám phá kể cả những thứ nguy hiểm. Vì vậy, việc bạn cần làm là di chuyển đồ vật nguy hiểm tới chỗ khác và cung cấp cho con một món đồ chơi thay thế, ít nguy hiểm hơn. Hãy chắc chắn rằng bạn luôn giải thích cho con khi bạn làm việc đó, kể cả khi bạn thấy con chưa thực sự hiểu điều bạn nói.

       3. Khuyến khích những điều tích cực

– Tuổi áp dụng: từ 12 tháng trở lên

– Cách thực hiện: điều này rất đơn giản, bạn hãy nói với con bạn rằng bạn thích cách con cư xử đúng đắn như vậy thay vì chỉ lên tiếng quát mắng khi con làm một việc gì đó sai. Hãy tiếp tục khen ngợi con khi con làm những hành động đúng đắn và tích cực, con sẽ tiếp tục làm những điều đó.

  1. Nhờ con giúp đỡ

– Tuổi áp dụng: từ 12 tháng trở lên

– Cách thực hiện: trẻ em vô cùng muốn cùng làm việc với người lớn, vì vậy hãy cho con tham gia cùng với bố mẹ vào các công việc hàng ngày như rửa rau, phân loại đồ giặt. Làm như vậy, bố mẹ đang khiến con trở nên hữu ích, đó là một trong những kỹ năng sống quan trọng nhất. Hãy dạy con biết cách làm việc nhà và phục vụ người khác.

  1. Giao tiếp lặp lại

– Tuổi áp dụng: từ 12 đến 24 tháng

– Cách thực hiện: để một trẻ mới biết đi thực hiện những hành vi đúng hoặc ngừng làm những việc mà bé không nên thì bố mẹ hãy cố gắng truyền tải thông điệp tới bé bằng ngôn ngữ. Có thể không phải là một câu chủ ngữ vị ngữ đầy đủ mà chỉ là một câu ngắn gọn nhưng hãy lặp đi lặp lại cho tới khi bé hiểu và thực hiện theo.

  1. Quản lý cơn giận

– Tuổi áp dụng: từ 12 đến 36 tháng

– Cách thức thực hiện: trẻ nhỏ thường dễ nổi cáu vì chúng chưa ki soát được cảm xúc của mình. Khi con nổi giận, việc bạn cần làm không phải là kỷ luật con mà là nên kiểm soát cơn giận của con. Bước một trong tình huống này là để con bình tĩnh lại, sau đó an ủi con bằng một cái ôm. Đừng cố nói chuyện với con khi con còn tức giận, hãy nói chuyện với con khi con đã vượt qua cơn bão cảm xúc.

  1. Nói “KHÔNG”

– Tuổi áp dụng: 12 đến 36 tháng

– Cách thực hiện: “không” có thể là từ đầu tiên mà nhiều đứa trẻ nói được và đó có thể là từ mà trẻ thường xuyên nghe và nói nhất. Tuy nhiên, việc bị từ chối một cách liên tục có thể gây ra một cảm giác khá mệt mỏi. Thay vào đó hãy nói một câu khác. Ví dụ: nếu con nghịch bịch tã, thay vì nói không, hãy hỏi “con có muốn thay tã hay không? nếu con không muốn thì mẹ sẽ cất bịch tã đi nhé.”

Trên đây là những chia sẻ Amazing Việt Nam sưu tầm và tổng hợp kiến thức về vấn đề nuôi dạy trẻ. Thật vui khi trở thành người đồng hành cùng các bố mẹ trên con đường nuôi dưỡng các em bé hạnh phúc.

Để hiểu hơn về tính cách và phát hiện khả năng nổi trội của bé từ nhỏ, hãy trải nghiệm Tư vấn sinh trắc vân tay miễn phí bằng cách liên hệ hotline 0936023115 hoặc điền vào link đăng ký:

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *