Karen khi biết mình có thai, đã chuẩn bị tâm lý cho con trai Michael. Biết mình sắp có em gái, tuy mới 3 tuổi nhưng Michael cứ áp đầu vào bụng mẹ, hát cho em nghe hàng ngày.
Thai kỳ diễn ra thật bình thường đối với Karen, một thành viên năng động của nhà thờ Panther Creek United Methodist ở Morristown, Tennessee.
Bỗng những cơn đau chuyển dạ bắt đầu, năm phút một lần và rồi mỗi phút. Chuyển dạ hàng giờ nhưng Karen vẫn chưa sinh được.
Cuối cùng rồi em gái bé nhỏ của Michael cũng chào đời, nhưng bé lại ở trong tình trạng nguy kịch. Còi hú liên hồi, xe cấp cứu xé màn đêm khẩn cấp chuyển bé về trung tâm chăm sóc đặc biệt của bệnh viện St. Mary’s Hospital, Knoxville, Tennessee. Thời gian như ngừng trôi. Bệnh tình của bé ngày càng trầm trọng. Chính các bác sĩ cũng trực tiếp nói chuyện với vợ chồng Karen:
– Hy vọng mong manh lắm, gia đình nên chuẩn bị tinh thần cho tình trạng xấu nhất.
Karen và chồng đã liên lạc với nghĩa trang địa phương để lo hậu sự cho con. Mới hôm qua họ còn sửa chữa, trang hoàng phòng riêng cho con gái, vậy mà giờ đây họ phải lên kế hoạch làm đám t.ang cho con…
Michael vẫn vô tư nài nỉ bố mẹ cho mình vào bệnh viện thăm em, “Con muốn hát cho em nghe”.
Cứ ngỡ là bé sẽ ra đi sau khi chào đời. May mắn sao, một tuần đã qua đi. Mọi người lo lắng bước vào tuần thứ hai. Michael vẫn kèo nài xin được hát cho em, nhưng trẻ con không được phép vào phòng chăm sóc đặt biệt.
Karen quyết định sẽ dẫn con vào, cho dù y bác sĩ bệnh viện có tán thành hay không. Không cho con gặp em bây giờ thì có thể sẽ chẳng bao giờ nó gặp được đứa em nó đã hát cho nghe từ khi còn nằm trong bụng mẹ. Mặc cho Michael một bộ đồ khá rộng, Karen dẫn con vào phòng chăm sóc đặc biệt. Nhìn Michael cứ như cái giỏ đựng quần áo biết đi. Bất ngờ, hai mẹ con đụng đầu với cô y tá trưởng ngay cửa phòng:
-Trẻ con không được vào đây. Dẫn nó ra ngoài.
Người mẹ trong Karen choàng tỉnh. Người phụ nữ thường ngày vốn hòa nhã, nhìn người y tá trưởng với ánh mắt lạnh như thép, miệng đanh lại :
– Thằng bé chẳng phải đi đâu cho đến khi nó hát cho em nó nghe xong.
Karen kéo Michael đến giường bệnh của em nó. Một giọng trong trẻo, tràn đầy tình thương yêu cất lên, Michael hát:
– Em là ánh nắng, là tia nắng duy nhất của anh. Dù bầu trời toàn mây đen, em vẫn làm cho anh cảm thấy hạnh phúc…
Ngay lập tức, bé gái có phản ứng, mạch đập đều đặn dần.
Michael vẫn hát :
– Em không biết rằng anh thương em biết dường nào. Xin đừng mang ánh nắng đi…
Hơi thở rối loạn giờ đã nhẹ nhàng, đều đặn. Michael vẫn hát.
– Cưng ơi, đêm nọ khi nằm ngủ, anh mơ thấy mình ôm em…
Khuôn mặt em gái của Micheal bỗng trở nên thanh thản như đang ngủ. Karen ngạc nhiên và vui mừng không tả. Nước mắt ướt đẫm khuôn mặt người y tá trưởng.
Michael vẫn hát:
– Em là ánh nắng, là tia nắng duy nhất của anh. Xin đừng mang ánh nắng của anh đi…
Kế hoạch chuẩn bị đám t.ang bị “đ.ập tan”. Ngày hôm sau và ngày hôm sau nữa… rất nhanh, cô bé hồi phục và được về nhà…
Tạp chí Phụ nữ đã đặt tên cho câu chuyện cảm động này là “Phép màu từ bài hát của người anh trai”. Ngay cả y bác sĩ, những người làm khoa học cũng gọi đó là “Phép màu”.